Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt dịch thuật hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C

Giáo sư Remi Charrel cùng các cộng sự ở Đại học Aix-Marseille, miền Nam nước Pháp (AMU) vừa tiến hành nghiên cứu, đưa các mẫu SARS-CoV-2 vào môi trường có nhiệt độ lên tới 60 độ C (140 độ F) trong vòng 1 giờ thấy nhiều virus vẫn có thể nhân bản. Các nhà khoa học đã cấy chủng virus cô lập được từ một bệnh nhân ở Berlin (Đức) vào tế bào thận của khỉ mông xanh châu Phi. Các tế bào này sau đó được đưa vào 2 ống đại diện cho 2 môi trường, gồm môi trường “sạch” và môi trường “bẩn” có chứa các tế bào động vật mô phỏng tình trạng ô nhiễm sinh học qua các mẫu xét nghiệm thực tế. Sau khi gia nhiệt, các chủng virus trong môi trường sạch ngừng hoạt động hoàn toàn, trong khi đó một số chủng virus trong môi trường bẩn vẫn sống.

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 có thể chịu nhiệt độ tới… trên 90 độ C.

Phương pháp gia nhiệt nóng tới 60 độ C dài 1 giờ đồng hồ từng được nhiều phòng thí nghiệm áp dụng để loại bỏ nhiều virus chết người, kể cả Ebola. Nhưng đối với SARS-CoV-2, mức nhiệt này chỉ đủ tiêu diệt chúng trong các mẫu ít virus, chưa đủ để kiểm dịch thuật soát các mẫu có lượng virus cao. Thậm chí tăng nhiệt độ lên 92 độ C (trên 197 độ F), duy trì trong vòng 15 phút mới có thể tiêu diệt virus hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt cao như vậy có thể phá hủy cấu trúc RNA của virus và làm giảm độ nhạy xét nghiệm. Vì lý do này, nhóm đề tài đề xuất sử dụng hóa chất thay vì nhiệt độ cao để diệt virus và đảm bảo an toàn cho con người trong phòng thí nghiệm cũng như hiệu quả tìm kiếm virus.

Đánh giá về phát hiện trên, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, thực tế còn phức tạp hơn nhiều bởi có không ít yếu tố con người chưa hiểu hết về SARS-CoV-2, như nhiệt độ môi trường, hay biện pháp giảm nhẹ và năng lực xét nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu trên cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích để con người phòng chống, do vậy, gần đây có không ít nghiên cứu cho rằng COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan trong mùa hè sắp tới.

Tức ói máu vì cậu con "lờ" mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai "xéo" cho bà cả yên ổn!

Là dự án bóc phốt, báo thù ngoại tình chẳng giống ai của màn ảnh Hàn đình đám nhất hiện nay, The World of Married ( Thế Giới Hôn Nhân ) tiếp tục khiến khán giả yêu thích bộ phim tại Việt Nam gần như phát điên mỗi tối thứ 6, thứ 7 vì loạt tình tiết gây sốc. Trong tập phát sóng mới nhất, hành động của cậu con trai duy nhất của Ji Sun Woo ( Kim Hee Ae ) và chồng cũ Lee Tae Oh ( Park Hae Joon ) - Lee Joon Young ( Jeon Jin Seo ) đã gây ra luồng tranh cãi nảy lửa của khán giả Việt. Xuyên suốt tập 7, hành động "ngó lơ" mẹ sau khi cuộc gặp với bố, nhận quà từ bố đã khiến người xem tức sôi máu.

Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 1.

Hành động của cậu bé Joon Young khiến nhiều khán giả tức sôi máu, nhưng sự thật là gì?

Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 2.
Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 3.
Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 4.
Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 5.
Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 6.

Khán giả Việt gần như phát tiết sau khi xem xong tập 7.

Tuy nhiên, tức giận là vậy, nếu như theo dõi diễn biến cho đến phút cuối cùng, khán giả sẽ phần nào hiểu được cho hành động của cậu bé trong 2/3 thời lượng tập 7. Bản thân là con trai, lại được bố cưng chiều hết mực, tình cảm với mẹ của Joon Young lại ít hơn khi Sun Woo vốn là một người mẹ nghiêm khắc trong việc dạy con. Một khán giả đã chia sẻ trường hợp mình đã gặp ngoài đời thực, hãy thử theo dõi trước khi đọc lời lí giải về lí do tại sao Joon Young lại hành xử như vậy với mẹ.

Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 7.

Cách giải thích của bạn khán giả này là có lý, nhưng hãy thử nhìn lại những gì Joon Young đã phải đối diện từ đầu đến giờ.

V ốn là một đứa trẻ chưa trưởng thành, Joon Young lại buộc phải xa rời tình cảm của bố, chứng kiến cú sốc gia đình đang hạnh phúc bố mẹ lại li hôn, sự công kích của bạn vì hoàn cảnh gia đình không toàn vẹn, suy nghĩ và tính cách của Joon Young chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Thêm vào đó, Lee Tae Oh lại chỉ cần chạm tới sự yêu thích của con, về một điều gì đó của cậu bé mà Sun Woo đã nhất thời chưa quan tâm tới, suy nghĩ nhanh chóng có thể bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực hơn nữa.

Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 8.

Tâm tình những đứa trẻ chưa dậy thì không như suy nghĩ của những người đã qua tuổi dậy thì.

Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 9.

Và khi bị bạn cùng tuổi công kích, sự tiêu cực còn đẩy lên mức trầm trọng hơn.

Sự buồn bực dồn nén, lại nhìn thấy bên cạnh mẹ có một người đàn ông khác (dù chưa có vấn đề gì xảy ra) - Kim Yoon Gi (Lee Moo Saeng), khán giả phần nào có thể thấu hiểu cho suy nghĩ của cậu bé hiện tại. Ở những tình tiết cuối cùng, Joon Young cũng đã nhìn thấy hình ảnh bố cưng nựng con gái với Da Kyung dịch thuật - thứ tình cảm cậu bé không còn nhận được mỗi ngày, lại nghe thêm lời "nếu em không thích, anh sẽ từ bỏ Joon Young" của bố với "mẹ kế" Da Kyung, sự tủi hờn ngày càng được đẩy mạnh nhiều hơn nữa.

Tức ói máu vì cậu con lờ mẹ theo bố ngoại tình ở tập 7 Thế Giới Hôn Nhân, khán giả Việt nổi điên: Mời cả hai xéo cho bà cả yên ổn! - Ảnh 10.

Với một đứa trẻ đã quá tổn thương vì chuyện gia đình như vậy, bạn đã phần nào hiểu cho cậu bé chưa nào?

Thế Giới Hôn Nhân tiếp tục được phát sóng vào 21h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình jTBC.

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương

Hiện tại, ông Shin Tae-yong và 5 trợ lý của mình đã trở về Hàn Quốc cùng gia đình sau khi nhận thấy số ca nhiễm tại Indonesia liên tục tăng cao và những giải đấu thể thao không có dấu hiệu sẽ trở lại trong thời gian trước mắt.

"Tôi không nghe được bất kỳ thông báo chính thức nào về kế hoạch của ĐTQG, vì thế đã quyết định cùng các trợ lý của mình trở về Hàn Quốc", HLV Shin cho biết.

Gần đây, thông tin từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết việc giảm lương của ông Shin Tae-yong cũng như đội ngũ trợ lý trong thời gian "nghỉ dịch" đang được nghiêm túc xem xét. Chủ tịch PSSI, Mochamad Iriawan chia sẻ: dịch thuật "Chúng tôi đang cân nhắc cắt giảm lương của các HLV ở mọi cấp độ đội tuyển. Đây là việc làm cần thiết trong thời điểm này".

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương - Ảnh 1.

HLV Shin Tae-yong tới trao đồ bảo hộ cho bệnh viện tại Indonesia. Ảnh: Bola

Dù đang bị cân nhắc giảm lương nhưng HLV Shin vẫn có hành động khiến báo chí Indonesia hết lời khen ngợi đó là quyên góp 20.000 USD và trang thiết bị y tế cho công tác phòng dịch Covid-19.

"Tôi biết hệ thống y tế ở nhiều nơi tại Indonesia khá nghèo nàn và gặp nhiều khó khăn trong việc chống dịch. Tôi chỉ muốn giúp đỡ người dân một chút. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hỗ trợ Indonesia bằng cách gửi những bộ xét nghiệm nhanh đến đây", HLV Shin Tae-yong nói với báo chí Hàn Quốc.

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương - Ảnh 2.

HLV Shin Tae-yong mới ký hợp đồng với LĐBĐ Indonesia.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 1.

Câu chuyện Elon Musk đóng góp máy thở cho bệnh viện California xuất hiện diễn biến mới: CEO của Tesla vừa chính thức lên tiếng đính chính vụ việc. 

Nói qua về những sự việc đã xảy ra: Cách đây ít lâu, Elon Musk tuyên bố sẽ  quyên góp máy thở  cho những nơi cần thiết nhưng khi quà trao tay, người ta mới phát hiện ra đây là những  máy thở không xâm lấn , không phù hợp cho việc chữa trị người bệnh Covid-19. 

Sự việc lắng xuống khi có báo cáo cho hay nhiều nơi có thể chỉnh sửa máy để phù hợp hơn với tình hình, rồi Tesla cũng đang  tự thiết kế và chế tạo máy thở xâm lấn  riêng nhằm hỗ trợ các bệnh viện thiếu trang thiết bị.

Hai hôm trước, theo như Sacramento Bee (tờ báo địa phương bang California) và CNN đưa tin, chưa bệnh dịch thuật viện nào tại bang California nhận được máy thở. Sở Dịch vụ Khẩn cấp của bang này đã xác nhận với CNN hôm thứ Tư, khẳng định họ vẫn giữ liên lạc với các bệnh viện địa phương và  chưa nơi nào nhận hàng từ Tesla hay từ Elon Musk.

Musk vừa chính thức phản pháo, khẳng định đây là thông tin bịa đặt. 

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 2.

"Tôi ngạc nhiên khi thấy CNN vẫn còn hoạt động cơ đấy".

Biên tập viên Jackie Wattles của CNN trả lời Musk như sau:

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 3.

"Tôi chỉ muốn nói rằng phóng viên CNN (bao gồm cả tôi) đã cố liên lạc với Tesla nhiều lần trong nhiều tuần qua để hỏi về máy thở, mãi không thấy lời hồi đáp nào cả. Bài báo này chỉ dẫn lời thống đốc Newsom thôi."

Có vẻ như CNN chỉ đưa lại tin nghe được từ văn phòng chính phủ địa phương. Elon Musk cũng vừa “tag” thống đốc Gavin Newsom trên Twitter để hỏi về nhầm lẫn không đáng có. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa đưa ra thêm tuyên bố nào. 

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 4.

"@GavinNewsom xin ông hãy đính chính sự việc hiểu nhầm này".

Elon Musk tự đính chính tin mới đưa bằng những bằng chứng ông có. Đầu tiên là email trao đổi giữa ông và giám đốc dự án của Tesla, Omead Afshar, về máy thở tại Los Angeles, California. Trong thư trả lời, giám đốc Afshar khẳng định máy thở đã hoàn thành bài thử và sẽ sớm đi vào hoạt động.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 5.

"Này Phillip, anh có biết khi nào bệnh viện ứng dụng máy thở không?", Musk hỏi và nhận được thư đáp, "Chúng đều hoạt động tốt trong buổi thử hôm nay. Mai chúng tôi sẽ đưa máy vào hoạt động. Cảm ơn anh!".

Vị CEO của Tesla tiếp tục đăng một loạt bài Twitter về những lời cảm ơn Tesla tới từ các bệnh viện tại California, một số bài kèm cả ảnh máy thở mà các bệnh viện đã nhận được. 

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 6.
Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 7.
Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 8.

Lời cảm ơn của giám đốc cơ sở y tế Núi Sinai California.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 9.

CEO bệnh viện Mammoth, California gửi email cảm ơn Tesla và Elon Musk.

Trong bài đăng Twitter mới nhất, Elon Musk công bố luôn cả danh sách những bệnh viện đã nhận máy thở của ông, có hẳn cả số lượng máy mỗi viện mang về.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 10.

Elon Musk đã công bố bằng chứng cho thấy mình đã làm đúng lời hứa, còn chính quyền địa phương chưa đưa ra tuyên bố nào khác. Sự việc “máy thở của Musk” sẽ chưa dừng lại tại đây đâu, bởi lẽ Tesla còn đang tự sản xuất máy thở  nữa. Thiết bị phức tạp này sẽ còn làm đau đầu các kỹ sư của Tesla trong thời gian tới.

Nhặt nhạnh đồ người ta bỏ đi ở ngoài đường, cô bạn cải tạo nhà kho thành căn phòng cực chill giữa Đà Lạt

Ai cũng có một sở thích, niềm đam mê riêng trong chuyện thiết kế,  sắp đặt nhà cửa . Có người thích phong cách sang trọng, có người mê không gian thiên nhiên rộng mở và có người lại phát cuồng vì style giản dị. 

Mới đây, member hội nghiện nhà, nhất là những người có gu tối giản, mộc mạc đã phải xuýt xoa vì loạt hình cực nghệ của Uyên Trinh (hiện đang sinh sống ở Đà Lạt). Cô bạn chia sẻ: " Chỉ là một căn phòng trọ nhưng mình luôn xem nó là nhà của bọn mình. Mình thích gỗ nên tất cả đồ decor trong phòng đều tự tay mình làm và sắp xếp lại mọi thứ".

Những bức hình dễ thương, nhuốm màu thời gian của Uyên Trinh.

Liên hệ với Uyên Trinh, cô bạn cho biết đây hiện tại là nơi trú ẩn của cô và một người bạn. Căn phòng được cải tạo từ một nhà kho của người quen, những món đồ trong nhà là của người ta vứt đi, Trinh nhặt về làm lại. Cũng chính vì vậy mà căn phòng trông chắp vá, nham nhở vô cùng. 

"Toàn bộ đồ đạc bằng gỗ là do mình tự nhặt gỗ ngoài đường về rồi làm, không tốn tiền mua vật liệu và trông cái phòng khá chắp vá nhưng mình thích lắm. Mình thích những gì cũ kĩ và có mùi thời gian hơn là dùng đồ mới" - Uyên Trinh tâm sự.

Những miếng gỗ Uyên Trinh nhặt ở ngoài đường về...

... Được đóng thành đồ đạc trong nhà.

Uyên Trinh và cuộc sống ở Đà Lạt.

Chia sẻ về việc tự sửa nhà và làm đồ đạc, Uyên Trinh cho biết: "Những việc này với mình khá đơn giản, mỗi ngày mình làm một ít, khoảng 1 tuần thì xong. Hơn nữa mình thích tự làm hơn là nhờ người khác nên cứ thế mày mò thôi. Việc khó nhất với mình chính là sửa lại dây điện, nhiều lần làm xong không dám cắm điện luôn vì sợ giật. Nhưng mà bây giờ thì ổn hết rồi" .

Bất kể góc nào trong nhà cũng có thể chụp hình được.

Bên cạnh những lời xuýt xoa khen ngợi, căn phòng của Uyên Trinh cũng nhận về ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng phòng trọ này từng góc có thể chill nhưng nếu nhìn tổng thể lại lộn xộn và không dịch thuật chỉn chu. 

Trước những bình luận này, Trinh cho biết: " Môi trường sống phụ thuộc vào tính cách và sở thích nên mình không quan tâm nhiều đến ý kiến trái chiều. Hơn nữa mỗi người mỗi sở thích mà, mình không để ý lắm đâu. 

Với người khác nó không đẹp nhưng đối với mình đó là căn nhà mình yêu thích. Mình được sống cùng 1 em chó, 1 em mèo trước nhà trồng vài chậu rau, thỉnh thoảng được làm mứt, ngâm nước trái cây. Mọi thứ đều có sẵn trong nhà của mình, như vậy  là đủ hạnh phúc rồi" .

Rau tự trồng, đồ uống tự làm.

Và một cuộc sống thảnh thơi như của Uyên Trinh chính là ước mơ của nhiều người đấy nhỉ?

"Họ gọi tôi là corona": Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người "dưới đáy xã hội"

Tầng lớp dưới cả tầng đáy

Có tất cả 4 tầng lớp xã hội chính thức ở Ấn Độ. Tầng cao nhất là Bramin, bao gồm các thầy tu và nhà tri thức. Tầng thứ 2 là Kshatriya, những nhà thống trị. Tầng thứ 3 là Vaishya, công-nông-thương. Và tầng thứ 4 là Shudra, đầy tớ.

Ngoài ra còn một tầng thứ 5 không chính thức, Dalit và Adivasi. Những người ở tầng thứ 5 này bị cả 4 tầng lớp trên khinh khi, xa lánh, phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Vào năm 1950, Ấn Độ chính thức xóa bỏ hệ thống phân cấp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên bề mặt, vì hệ thống tồn tại suốt hơn 2000 năm vẫn đang hiện diện trong đời sống xã hội của dân Ấn Độ. Ngày nay trong Ấn Độ vẫn có khoảng 25% dân số là Dalit và Adivasi, rơi vào tầm 325 triệu người.

Người Dalit và Adivasi, Ấn Độ là đối tượng bị tổn thương vì Covid-19 nhiều nhất

Suốt nhiều thế kỷ, các Dalit và Adivasi chỉ có thể làm công việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống. Người Ấn Độ kỳ thị họ bẩn thỉu, luôn cố ý tránh xa. Toàn Ấn Độ có khoảng 600.000 làng mạc. Hầu hết các làng đều cắt ra một góc nhỏ biệt lập, cách xa khu tập trung dân cư làm nơi dành riêng cho người Dalit và Adivasi.

"Những góc này đều xa bệnh viện, ngân hàng, trường học…," - Paul Divakar, nhà hoạt động nhân quyền Dalit, Ấn Độ cho biết. "Khi Covid-19 bùng nổ, sợ rằng các gói viện trợ không đến nổi đây".

Ngày 25/3/2020, Ấn Độ thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Người Dalit và Adivasi trong nhiều khu ổ chuột tách biệt, trong đó là nhóm 57 gia đình trên đỉnh đồi Vijayawada, Andhra Pradesh bị cấm túc. Họ thậm chí không được phép xuống đồi để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 2.

Polamma bụng bầu tháng thứ 9 bị cản đường, cấm tới tạp hóa mua đồ

Polamma đang mang thai tháng thứ 9 và có 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cô bê cái bụng bầu to tướng, ì ạch đi bộ suốt 1km để đến cửa hàng tạp hóa gần nhất mua đồ. Giữa đường, Polamma bị mọi người dưới chân đồi chặn lối, đuổi về. "Chúng tôi bị nhốt ở đây như những tù nhân," – cô nói.

"Tôi đang sống gần một nhà máy chế biến sữa mà không có nổi một giọt cho con uống."

Bị từ chối cung cấp đồ bảo hộ

Từ năm 2017, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ban hành chỉ thị, mọi công nhân vệ sinh đều phải được cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chí ít cũng phải có khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên theo Suryaprakash Solanke, lãnh đạo Hiệp hội Công nhân Dalit ở Mumbai, nhiều người dù đang là nhân viên dọn dẹp cho bệnh viện mà vẫn không được cung cấp trang phục bảo hộ.

"Họ đã dọn dẹp, cọ rửa các bệnh viện, khu dân cư, đường phố và nhà ga suốt nhiều năm,"- Solanke phản ánh. "Nhưng thay vì trao đồ bảo hộ và khen thưởng, mọi người lại tẩy chay họ."

Đáng ngại nhất là trong thời điểm Covid-19 hoành hành, các nhân dịch thuật viên vệ sinh người Dalit và Adivasi vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi dọn dẹp phòng bệnh, giặt giũ quần áo bẩn của bệnh nhân suốt ngày mà chỉ được trả mỗi 8.500 rupee/tháng (khoảng 2,6 triệu VNĐ),"- Salvi, một nhân viên vệ sinh lên tiếng. "Và bây giờ, chúng tôi còn có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".

Salvi cũng sợ bị nhiễm Covid-19, không muốn đi làm nhưng lại không thể nghỉ vì vấn đề cơm áo. Công việc ấy là tất cả những gì cô có, để nuôi sống cả gia đình.

Cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng roi với những trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa

Bên lề xã hội

Ngày 26/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố tất cả các nhân viên trong ngành y tế đều được trợ cấp gói bảo hiểm y tế 3 tháng, riêng các nhân viên vệ sinh còn được hưởng gói bảo hiểm đặc biệt. Họ chỉ cần trình thẻ căn cước và thẻ nhân viên là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Thế nhưng theo Trung tâm Tài nguyên Dalit Bahujan, vấn đề nằm ở chỗ có đến 22% lao động Dalit chưa được cấp chứng minh nhân dân, và 33% không được phát thẻ nhân khẩu. Những người này không thể tiếp cận bất cứ gói hỗ trợ bảo hiểm, tài chính hay thực phẩm nào hết.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 4.

Estheramma không có tài khoản ngân hàng để nhận tiền hỗ trợ

Một số Dalit là nhân viên vệ sinh chính thức, có chứng minh thư nhưng lại chưa được cấp thẻ nhân viên, ví dụ như Salvi. Cô không được phép lên xe buýt, phải lội bộ 90 phút tới chỗ làm. Vì quá vất vả, Salvi cố tiếp cận trưởng khoa, xin thẻ nhân viên. "Bà ấy cấm tôi tới gần và gọi bảo vệ đến lôi tôi đi. Trong mắt bà ta, tôi vốn là rác rưởi, và bây giờ thì còn ghê gớm hơn cả rác rưởi," – Salvi kể.

Chính phủ Ấn Độ cũng mới mở gói hỗ trợ tài chính trong 3 tháng cho phụ nữ nghèo, mỗi người được phát 500 rupee/tháng (khoảng 150.000 VNĐ), chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Song nhiều chị em Dalit và Adivasi, trong đó có Estheramma, lại không có số tài khoản, bởi cô chẳng có căn cước mà mở.

"Lẽ ra, các gói cứu trợ không nên quá cứng nhắc vấn đề thẻ nhận dạng," – nhà kinh tế Jayati Ghosh phàn nàn.

Nghe tin Covid-19, Sanoj Kumar-một Dalit đang làm việc tại lò gạch ở Tamil Nadu liền lên tàu về quê trước lệnh phong tỏa. Vừa xuống sân ga, anh đã bị cảnh sát lôi đến bệnh viện kiểm tra, sau đó ra lệnh tự cách ly tại nhà 14 ngày. Cứ 2 ngày một lần, nhân viên y tế lại đến khám. "Mỗi khi tôi thò mặt ra cửa, mọi người lại hét corona, corona kìa," - Kumar chua chát.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 5.

Sanoj Kumar bị gọi là "corona" khi định bước ra khỏi cửa

"Trước đây, họ chỉ tránh xa tôi vì tôi là dân Dalit nhưng bây giờ, họ còn gọi tôi là mầm bệnh nữa."

Chính phủ Ấn Độ đã hạ lệnh kéo dài giãn cách-cách ly xã hội đến hết ngày 3/5/2020. Sau 2 tuần, Polamma phải nhờ các nhà hoạt động Dalit và cảnh sát can thiệp thì mới vào được tiệm tạp hóa. Còn Salvi vẫn đi bộ đến chỗ làm, dọn dẹp vệ sinh bệnh viện trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ.

Tham khảo: CNN